Các bệnh thường gặp ở cây lan ý, cách điều trị

Dễ trồng và chăm sóc trong nhà nhưng lan ý cũng thường gặp phỉa một số bệnh cần được nhận biết và điều trị sớm. Dưới đây là các bệnh thường gặp ở cây lan ý và cách khắc phục, Hiensgarden mời bạn cùng tham khảo.

Bệnh thối rễ ở cây lan ý

Thối rễ là bệnh nghiêm trọng đối với bất kỳ loại cây trồng nào. Cây lan ý thường dễ mắc phải bệnh thối rễ do chế độ nước tưới không đúng. Tình rạng thối rễ lâu dài sẽ dễ dàng khiến rễ cây không hấp thụ được không khí và chết đi. Khi cây lan ý bị thối rễ, sẽ có một số loài vi sinh vật gọi là mốc nước làm lây lan tình trạng thối rễ.

Cách khắc phục: Để khắc phục bệnh thối rễ ở cây lan ý bạn cần thay chậu cho cây. Bạn hãy nhanh chóng lấy cây lan ý đang có dấu hiệu thối rễ ra khỏi chậu, cắt bỏ đi những phần rễ thối, rễ chết. Sau đó trồng lại cây lan ý vào một chiếc chậu trồng cây mới. Ngoài cách thay chậu, bạn cũng có thể chọn một nhánh và trồng sang chậu khác nếu rễ của nhánh đó không bị ảnh hưởng. Cây mẹ có thể chết, nhưng cây con sẽ có gien giống như cây mẹ.

Lưu ý: Đất trồng là yếu tố quan trọng bạn cần chú ý. Bạn phải chọn một loại đất trồng cây tốt, có đủ dinh dưỡng, có độ thoát nước và giữ ẩm tốt.

CayCanhNoiThat.vn - Cây cảnh nội thất, cây cảnh ngoại thất, cho thuê cây  cảnh, cây cảnh trang trí, cây cảnh công trình

Sâu bệnh từ côn trùng như rệp, nhện

Cây lan ý cũng thường dễ bị tấn công bởi các loài côn trùng như rệp, nhện. Nếu cây được đặt trong phòng khách, phòng ngủ thì sẽ ít khi gặp phải bệnh này. Nhưng nếu cây lan ý được đặt ở khu vực ban công thì khả năng dễ gặp sâu bệnh sẽ cao hơn.

Dấu hiệu nhận biết là khi thấy lá cây lan ý cây bắt đầu héo úa hoặc chết, đặc biệt kèm theo là những con bọ nhìn thấy được, các vết nhầy, dính hoặc những màng trắng.

Để khắc phục, bạn nên dùng các biện pháp trị sâu bệnh an toàn và thân thiện với môi trường để sâu bệnh ở cây lan ý. Bạn có thể dùng xà phòng hoặc thuốc trừ sâu sinh học cho cây trồng.

Công thức làm thuốc trừ sâu bệnh cho cây lan ý bằng xà phồng: Trộn 1 thìa canh (15ml) dầu thực vật, 3 thìa canh (16g) ớt cayenn và 1 thìa canh xà phòng làm từ chất béo thiên nhiên (không phải nước rửa bát) vào 1 lít nước ấm. Dùng bình xịt để phủ lên toàn bộ cây. Tuy nhiên bạn cần xịt thử lên một phần nhỏ của cây và để yên một ngày để chắc chắn nó không gây tổn hại cho cây.

 

Tình trạng nhiễm nấm ở cây lan ý

Cây lan ý cũng có thể nhiễm phải các loại nấm gây hại, và nấm cũng là một trong các bệnh thường gặp ở cây lan ý. Tình trạng nhiễm nấm có thể xuất hiện dưới nhiều dạng, từ dạng vô hại cho đến những bệnh có thể làm chết cây. Nếu nhìn thấy những đám mờ mờ màu trắng hoặc xám mọc trên mặt đất, bạn đừng lo quá, vì loài nấm này không nguy hại cho cây (mặc dù chúng có thể gây kích ứng cho người, nhất là với người dễ dị ứng). Để loại bỏ loài nấm này, bạn thử rắc quế (quế có thành phần chống nấm) lên đám nấm. Bạn cũng có thể tưới cây bị nhiềm nấm bằng dung dịch backing soda với café. Hãy nhớ loại bỏ các cành nhánh bị nhiễm nấm nặng trước khi điều trị cho cây.  Tuy nhiên, nếu trên thân hoặc lá cây lan ý  xuất hiện lớp màu đen hoặc sẫm màu mà không rõ nguyên nhân (hư hại vì sương giá, v.v…), có lẽ cây lan ý của bạn đã bị nhiễm nấm nghiêm trọng.Trường hợp nhận thấy cây lan ý đã bị nhiễm nấm nghiêm trọng, cách tốt nhất là bạn nên vứt bỏ toàn bộ cây nhiễm nấm. Vì nếu để lại, các khuẩn nấm sẽ tiếp tục tồn tại, lây lan sang cây khác trong vườn hoặc vẫn cứ tồn tại trong đất.

Cây Lan Ý - Một Số Điều Cần Lưu Ý Khi Trồng Nội Thất

Nhận biết và khắc phục tình trạng thiếu nước hoặc dư nước trên cây lan ý

Nước tưới có thể được xem là một trong những tác nhân gây bệnh cho cây nếu sử dụng không hợp lý. Tưới quá ít hoặc quá nhiều nước có thể gây ra nhiều triệu chứng không đặc trưng và đôi khi lẫn vào các bệnh khác. Tuy nhiên, tưới cây sai cách là một trong những vấn đề dễ sửa chữa nhất.

Tình trạng thiếu nước có thể nhận biết khá dễ dàng: đất khô kèm với lá héo úa, chuyển màu vàng, thân rũ xuống là dấu hiệu rõ rệt nhất. Chữa bằng cách tưới và phun nước thường xuyên hơn – ít nhất mỗi tuần một lần. Lưu ý rằng cây quá to so với chậu sẽ khó hút được nước khi tưới bình thường. Dấu hiệu úng nước có thể khó nhận ra hơn, thường được biểu hiện bằng màu nâu ở đuôi lá. Lưu ý rằng hiện tượng úng nước có thể dẫn đến thối rễ, một bệnh khác nghiêm trọng hơn nhiều.

Giờ thì bạn đã nắm rõ hơn các bệnh thường gặp ở cây lan ý. Hãy theo dõi thường xuyên để kịp thời chữa trị nếu cây mắc bệnh. Hiensgarden chúc bạn luôn có những chậu cây xanh tươi khỏe.

Bài viết liên quan

Tư vấn miễn phí (24/7) 094 179 2255